Giỏ hàng

Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh cho người bệnh trĩ. Điều trị tại nhà đơn giản

Cách ngồi khi đi vệ sinh cho người bệnh trĩ tưởng chừng đơn giản nhưng phần lớn mọi người đều mắc sai lầm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn tư thế ngồi vệ sinh đúng cách để giúp cải thiện bệnh trĩ.

Tư thế ngồi khi đi vệ sinh cho người bệnh trĩ 

Theo sự phát triển của thế giới để giúp mọi người thoải mái hơn khi đi vệ sinh, bệ xí ngồi xổm đã dần được chuyển sang bồn cầu ngồi bệt. Chính vì lý do này mà tư vấn ngồi cũng thay đổi và dẫn đến gia tăng tình trạng trĩ.

Tư thế ngồi thẳng vô hình lại làm đường hậu môn bị gấp khúc lại khiến phân khó đẩy ra ngoài dẫn đến chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn. Tư thế ngồi đúng là lưng và đùi tạo thành một góc 35 độ để trực tràng thẳng và đẩy phân ra ngoài dễ dàng.

Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh cho người bệnh trĩ

Nếu người bệnh không giữ được tư thế ngồi này thì kê một chiếc ghế nhỏ cao chừng 20cm và đặt chân lên sẽ là giải pháp lý tưởng. Đồng thời người bệnh nên gập người về phía trước để tao một lực đẩy cho hệ tiêu hóa và dễ đào thải phân.

Sự thay đổi nhỏ này sẽ giúp tình trạng trĩ được cải thiện rõ rệt. Chỉ bằng cách thay đổi tư thế đi vệ sinh đúng cách, người bệnh trĩ đã rút ngắn được thời gian điều trị bệnh.

Nên đi vệ sinh trong thời điểm nào và đi trong bao lâu

Người bệnh trĩ cần đi vệ sinh đúng thời điểm, thời gian 

Hình thành thói quen đi vệ sinh hàng ngày là điều cán bộ y tế luôn khuyên những người bệnh gặp vấn đề về táo bón, trĩ. Điều này khiến phân không ứ đọng quá lâu, nhu động ruột được làm việc thường xuyên giúp cải thiện bệnh.

Thời điểm đại tràng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể vào lúc 5 giờ đến 7 giờ sáng. Đây là thời điểm lý tưởng để mọi người đi vệ sinh, sẽ tận dụng lực đẩy của đại tràng mà không phải rặn nhiều.

Việc chuyển sang ngồi bệt trên bồn cầu khiến mọi người phát sinh việc đọc sách, xem điện thoại trong lúc đi vệ sinh. Điều này là không nên, vì đi vệ sinh quá lâu gây giãn tĩnh mạch hậu môn và bệnh trĩ nặng lên.

Vì vậy khi đi vệ sinh người bệnh hãy chỉ tập trung vào việc đi vệ sinh. Mỗi lần đi vệ sinh kéo dài 10-15 phút là thời gian hợp lý.

Một số lời khuyên giúp người bệnh trĩ đi vệ sinh dễ dàng hơn

Người bệnh trĩ nên ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Ngoài tư thế, thời điểm và thời gian đi vệ sinh, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng rất quan trọng. Người bệnh trĩ nên kết hợp thực hiện những điều dưới đây.

  • Người bệnh cần uống đủ 1,5 lít đến 2 lít nước/ngày để tăng nhu động ruột, tăng chuyển hóa và đào thải độc tố. Nên uống vào ban ngày và hạn chế uống ban đêm, không nên uống quá 3 lít nước/ngày sẽ khiến thận phải làm việc quá sức.

  • Hạn chế tối đa đồ cay nóng, dầu mỡ, đường sữa và chất kích thích. Những thực phẩm này vừa gây khó tiêu vừa gây ngứa, tổn thương hậu môn.

  • Tăng cường vận động, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, 1-2 tiếng nên đứng lên đi lại một lúc. Nếu công việc của người bệnh phải ngồi làm việc liên tục thì nên sắm một chiếc gối kê mông chuyên dùng cho bệnh trĩ.

  • Khi đi tắm dành 10 đến 15 phút ngâm hậu môn trong nước ấm sạch hoặc nước muối loãng. Điều này giúp hậu môn được làm sạch và thư giãn, cải thiện bệnh trĩ.

Việc duy trì một thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học là điều quan trọng đối với người bệnh trĩ. Nhưng khi thấy tình trạng bệnh nặng, người bệnh cần được điều trị để bệnh cải thiện nhanh hơn, tránh bệnh tình nặng lên.

Viên uống Trikomax với thành phần µsmin®Plus, chiết xuất hạt nho và chiết xuất đậu chổi hỗ trợ an toàn và hiệu quả cho người bệnh trĩ. 

Để được Dược sĩ tư vấn chi tiết về bệnh trĩ hiện tại, người bệnh vui lòng liên hệ Hotline 0844659988. Người bệnh trĩ cần ghi nhớ tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh được hướng dẫn chi tiết trong bài viết này.