Giỏ hàng

4 lý do gây táo bón ở trẻ ăn dặm và cách phòng ngừa đơn giản

Trẻ khoảng 6 tháng đến 1 tuổi là giai đoạn bắt đầu ăn dặm. Và hầu hết trẻ ở giai đoạn này đều bị táo bón. Nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở trẻ ăn dặm là sự thay đổi thức ăn mới hay lượng chất lỏng thiếu hụt… Có những biện pháp nào để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này?

Tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm

tao-bon-o-tre-an-dam

Táo bón ở trẻ ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn bé tập làm quen với thức ăn thô. Thông thường giai đoạn này bắt đầu khi trẻ 6 tháng đến 1 tuổi.

Trẻ ăn dặm là đối tượng dễ bị táo bón. Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn, hay kéo dài tùy từng đối tượng và chế độ ăn cụ thể.

Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Số lần đi ngoài ít hơn bình thường 
  • Phân khô, cứng, lổn nhổn, đôi khi thấy vệt máu trong phân hoặc khăn khi vệ sinh cho bé
  • Trẻ quấy khóc và lười ăn 
  • Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, sờ thấy bụng căng cứng

4 lý do gây táo bón ở trẻ ăn dặm 

tao-bon-o-tre-an-dam

Lý do gây táo bón ở trẻ ăn dặm

Các loại thức ăn mới 

Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé chưa thể thích nghi ngay lập tức với thức ăn mới. Trong khi các loại thức ăn mới này thường đặc hơn so với sữa mẹ. Bởi vậy, trẻ rất dễ mắc táo bón. 

Lượng chất lỏng thay đổi

Việc thay thế sữa mẹ bằng thức ăn đặc làm giảm đáng kể lượng chất lỏng trong cơ thể của bé. Điều này làm cho phân của trẻ trở nên cứng và khó đẩy ra ngoài hơn.

Ít vận động 

Ít vận động cũng là một trong những lí do gây táo bón ở trẻ ăn dặm. Trẻ ít vận động sẽ khiến hoạt động của ruột kém hiệu quả, dẫn đến chứng táo bón. 

Các bệnh lý đường ruột 

Ngoài ra, bé bị táo bón cũng có thể do các bệnh lý khác nhau. Chẳng hạn như các bệnh đường tiêu hóa, trực tràng, hậu môn...

Các biện pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm

bien-phap-cai-thien-tao-bon-tre-an-dam

Biện pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm

Chế độ ăn dặm

Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là khi đủ 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ. Còn ăn dặm chỉ nhằm mục đích giúp bé tập làm quen với thức ăn đặc. Khi bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ, các mẹ nên thực hiện một số việc sau:

  • Cho bé làm quen từ từ với một món ăn khoảng 3 ngày để phát hiện xem trẻ có bị dị ứng hay không.

  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Bắt đầu từ 1 bữa 1 ngày và tăng dần sau đó.

  • Đảm bảo bổ sung đủ nước cho bé, tránh táo bón

  • Nên bắt đầu cho trẻ ăn bằng những thức ăn dễ tiêu hóa như: bơ nghiền, khoai nghiền…

  • Bổ sung chất xơ. Các loại hoa quả, rau xanh, đặc biệt rau cải xanh là nguồn thực vật bổ sung chất xơ tuyệt vời. Nếu trẻ trên 8 tháng tuổi, các mẹ có thể cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt. Chẳng hạn như bột yến mạch, ngũ cốc giàu chất xơ, mì ống nguyên cám và gạo lứt.

Một số nguồn cho thấy nước ép mận, lê và táo giúp tăng hàm lượng nước trong phân và có thể làm dịu táo bón. Tuy nhiên, học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây. 

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là một biện pháp góp phần làm giảm táo bón ở trẻ. Biện pháp này có thể làm giãn các cơ bụng và giúp chúng hoạt động.

Tập thể dục

Đặt trẻ nằm ngửa và đẩy chân luân phiên như đạp xe. Ngoài ra, giữ đầu gối và bàn chân của trẻ gần nhau và đẩy bàn chân về phía bụng.

Massage bụng

Dùng đầu ngón tay vẽ những vòng tròn theo chiều kim đồng hồ của bé. Việc này có vai trò kích thích nhu động ruột, làm mềm thức ăn khó tiêu trong bụng, giúp trẻ đại tiện dễ dàng hơn.

Như vậy, trẻ ăn dặm là đối tượng dễ bị táo bón. Các mẹ cần lưu ý thực hiện chế độ ăn dặm đúng cách và một số biện pháp đơn giản đã kể trên, để phòng ngừa và giảm tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm.

Viên uống Trikomax - sản phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ, tăng sức bền thành mạch.

Thông tin chi tiết về sản phẩm Trikomax xem tại WebsiteFacebook.

Liên hệ tới số điện thoại 084 465 9988 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.