Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu bệnh gì? Tuyệt đối không chủ quan
Hiện nay có nhiều bệnh gặp tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Người bệnh lo lắng không biết đi vệ sinh ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các bệnh thường gặp khiến người bệnh đi đại tiện ra máu.
Những nguyên nhân đi ngoài ra máu thường gặp
Những nguyên nhân phổ biến đi ngoài ra máu tươi
Táo bón
Táo bón là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến người bệnh gặp tình trạng đi ngoài ra máu. Táo bón khiến phân khô cứng và tích tụ lâu ngày sẽ tăng kích thước.
Người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh vì phân vừa khô vừa to. Vì vậy khi đi vệ sinh cần cố gắng rặn mạnh, điều này sẽ làm rách hậu môn và chảy máu.
Để cải thiện bệnh táo bón cần bổ sung chất xơ hàng ngày, uống trung bình 2 lít nước/ngày. Thường xuyên xoa bụng sẽ giúp tăng cường nhu động ruột và đẩy phân ra ngoài dễ dàng.
Bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu là triệu chứng cấp thường gặp của người bệnh trĩ, nhưng máu không lẫn vào trong phân. Trĩ là bệnh càng để lâu sẽ càng khó chữa, vì vậy ngay khi phát hiện bệnh cần chữa ngay.
Khi mới chớm bị, người bệnh trĩ sẽ thấy tình trạng rỉ máu ở hậu môn. Nhưng khi bệnh nặng lên, trĩ nội độ 3, độ 4, người bệnh có thể bị máu nhỏ thành giọt hoặc thành tia.
Người bệnh trĩ ngoài triệu chứng chảy máu còn gặp dấu hiệu đau rát, ngứa ngáy, nặng hơn thì búi trĩ sa ra ngoài. Ban đầu búi trĩ tự co lên được sau khi đi vệ sinh, nặng hơn thì sẽ không thể co lên nữa.
Nguyên nhân trĩ là do máu tĩnh mạch hậu môn kém tuần hoàn, ứ máu khiến thành mạch yếu và giãn. Vì vậy để chữa từ gốc, người bệnh cần sử dụng sản phẩm uống từ bên trong, đúng cơ chế tác dụng vào mạch máu.
Viêm, nứt kẽ hậu môn
Viêm, nứt kẽ hậu môn là tình trạng nhìn từ ngoài có thể thấy viền hậu môn bị rách xung quanh. Điều này khiến người bệnh khi đi vệ sinh sẽ kéo theo máu chảy xuống.
Nguyên nhân phần lớn là do tình trạng táo bón kéo dài lâu năm. Phân khô cứng và kích thước quá to thường xuyên chà xát vào ống hậu môn.
Ngoài ra viêm nút kẽ hậu môn còn có triệu chứng sưng, đau. Để cải thiện bệnh cần chữa táo bón và vệ sinh hậu môn sạch sẽ, bôi thuốc giúp làm liền vết thường.
Sa trực tràng
Sa trực tràng là bệnh hay nhầm với trĩ. Sa trực tràng là tình trạng trực tràng bị kéo dài ra, còn trĩ là búi tĩnh mạch hậu môn bị giãn.
Sa trực tràng thường gặp triệu chứng đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới. Để được điều trị tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám tại cơ sở y tế.
Polyp trực tràng
Polyp trực tràng là do sự gia tăng quá mức của lớp niêm mạc trực tràng. Người bệnh chảy máu khi đi vệ sinh là do lớp lót trực tràng bị kích ứng, viêm nhiễm và chảy máu.
Polyp trực tràng là bệnh nguy hiểm. Người bệnh nếu gặp tình trạng máu chảy nhiều từng đợt kèm đau bụng thì nên đi khám ngay.
Viêm đại tràng, trực tràng
Đại tràng nằm ở cuối ống tiêu hóa và cuối đại tràng, gần hậu môn là phần trực tràng. Đây là hai khu vực dễ bị viêm nhiễm và gây tình trạng chảy máu.
Để được chẩn đoán chính xác và điều trị tốt, người bệnh nên đi tới cơ sở y tế và thăm khám, nội soi. Ngoài ra cần giữ một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Ung thư đại tràng, trực tràng
Ung thư đại tràng, ung thư trực tràng là hai căn bệnh nguy hiểm. Người bệnh ngoài gặp tình trạng đi đại tiện ra máu sẽ thấy đau bụng, phân lúc lỏng lúc táo, đi vệ sinh không tự chủ, tiểu buốt, cơ thể mệt mỏi, giảm cân,...
Khi gặp triệu chứng như trên người bệnh cần đến cơ sở y tế và thăm khám ngay. Một tỷ lệ không nhỏ bệnh polyp trực tràng biến chứng thành ung thư.
Đi ngoài ra máu khi nào cần đi khám bác sĩ
Đi ngoài ra máu đi khám bác sĩ
Đi ngoài ra máu là bệnh thường gặp và không quá nguy hiểm. Nhưng nếu người bệnh mắc thêm các triệu chứng dưới đây cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh.
Người mệt mỏi
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Đau bụng, chướng bụng
Phân đi lúc lỏng, lúc táo bón
Buồn nôn
Sốt cao
Đi vệ sinh mất kiểm soát
Một số bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu tại nhà
Các bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu
Theo y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc dân giản đơn giản mà người bệnh dễ làm. Các vị thuốc dưới đây đều dễ kiếm và chi phí thấp.
Diếp cá
Diếp cá là loại cây phổ biến dùng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Diếp cá có tính mát, thải độc, sát khuẩn, chống viêm và giúp bền thành mạch.
Vì vậy mọi người hay sử dụng rau diếp cá cho người bệnh đi ngoài ra máu. Đây là loại cây dễ kiếm và chi phí thấp, ai cũng có thể sử dụng.
Diếp cá có thể ăn sống trực tiếp, xay ra uống nước hoặc sao khô rồi uống như trà. Người bệnh chỉ cần bỏ chút thời gian là đã có bài thuốc tốt giúp giảm tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh.
Ngải cứu
Ngải cứu theo đông y có tính ấm, vị đắng, giúp kháng khuẩn, chống viêm, dùng tốt cho người đi đại tiện ra máu. Ngải cứu tốt cho đường tiêu hóa, người bệnh sẽ giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón, đi vệ sinh mất kiểm soát.
Ngải cứu có thể ăn với trứng như tráng, luộc. Đồng thời người bệnh có thể giã ngải cứu đắp hậu môn hoặc đun nước ngâm cũng rất tốt.
Cỏ nhọ nồi
Cây nhọ nồi còn được gọi là cây cỏ mực. Cỏ mực có vị ngọt, tính lương vào hai kinh thận và can, có tác dụng chỉ huyết, bổ thận âm.
Từ xa xưa trong dân gian nhọ nồi được sử dụng phổ biến giúp cầm máu. Người bệnh giã nhọ nồi cùng một chén rượu nóng, uống phần nước và đắp phần bã.
Người bệnh cần nắm rõ kiến thức để có thể xử lý khi mắc bệnh. Đồng thời người bệnh cần được sự tư vấn của Dược sĩ hoặc thăm khám trực tiếp với bác sĩ khi gặp tình trạng đi ngoài ra máu tươi.
Trilado cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi ở những người bị trĩ
Viên uống Trilado - chiết xuất lá nho đỏ, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch
Chi tiết xem tại website và facebook
Liên hệ số 0844659988 để được Dược sĩ tư vấn trực tiếp.